MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHẤT HÓA HỌC BPA VÀ BỆNH TIM MẠCH
Các nhà nghiên cứu của Vương quốc Anh cho biết, một người có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn nếu người đó tiếp xúc với hàm lượng chất Bisphenol A (BPA) nhiều hơn – một hóa chất được sử dụng rộng rãi trong bao bì thực phẩm.
Họ không khẳng định được chắc chắn liệu các yếu tố khác ngoài BPA, như cân nặng hoặc huyết áp, có thể là nguyên nhân sâu xa cho các vấn đề về tim mạch hay không. Nhưng đến nay, đây là nghiên cứu thứ ba của nhóm đưa ra cùng một kết quả.
Nguy cơ gây hại tiềm ẩn đối với sức khỏe của BPA hiện đang gây tranh cãi. Hóa chất này được sử dụng trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng, bao gồm giấy in nhiệt, bình nước uống và lớp phủ bên trong lon thiếc.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mới đầu tuyên bố hóa chất này an toàn, thì hiện nay đang xem xét lại. Theo trang web của cơ quan, “các nghiên cứu gần đây đưa ra cơ sở cho một số lo ngại về tác động tiềm tàng của BPA đối với não bộ, hành vi và tuyến tiền liệt của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em.”
Phơi nhiễm BPA có liên quan đến các vấn đề về hành vi ở trẻ em gái, nội tiết tố ở phụ nữ và nhiều tác động sinh lý đối với động vật. Tuy nhiên, BPA có thực sự là nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe này không, hiện vẫn đang là vấn đề gây xôn xao.
Mặc dù vậy, nếu BPA có gây ra vấn đề tim mạch đi chăng nữa, nguy cơ gây hại của nó hiện đang ở mức rất nhỏ nếu so sánh với hút thuốc hay béo phì. Nhà nghiên cứu Melzer cho biết: “Không có nhận định nào chỉ ra rằng BPA nghiêm trọng hơn các tác nhân gây hại truyền thống”
Ông cũng khuyến cáo không nên quá tin vào độ chính xác của các phỏng đoán trên, bởi nghiên cứu của ông chỉ sử dụng một mẫu nước tiểu cho quá trình phân tích kéo dài một thế kỉ. Ông cho rằng điều quan trọng hơn mà nghiên cứu chỉ ra, đó là có mối liên hệ giữa BPA và bệnh tim mạch.
“Luôn tồn tại khả năng BPA không là tác nhân của những vấn đề trên, nhưng đã 3 lần chúng tôi phát hiện ra mối liên hệ này, chúng tôi sẽ cần nhiều dữ liệu hơn để nghiên cứu”, ông trả lời phỏng vấn báo Reuters Health
Những nhà sản xuất lớn bình sữa trẻ em ở Hoa Kỳ không còn sử dụng BPA trong các sản phẩm của họ, Canada đã tuyên bố hóa chất này là chất độc và chính phủ Pháp đã cấm sử dụng nó trong bao bì thực phẩm.
(*) Tham khảo Câu chuyện sức khỏe Reuters phát hành ngày 24 tháng 10 năm 2011, và ngày 11 tháng1năm2011
Nguồn: https://reut.rs/2Gdccti